Dự đoán nhu cầu sử dụng bao bì carton sóng 2014-2015

Dự đoán nhu cầu sử dụng bao bì carton sóng 2014-2015

Ngày đăng: 11-03-2014

5,998 lượt xem

Dự đoán nhu cầu sử dụng bao bì carton sóng 2014-2015

Châu Á:

Nhu cầu ở châu Á vẫn dẫn đầu trước các khu vực khác với lượng tiêu thụ chiếm 45% sản lượng giấy sóng trên thế giới, trong đó gần hai phần ba ở Trung Quốc, tiếp đến là châu Âu và Bắc Mỹ mỗi khu vực chiếm gần 20% lượng tiêu thụ trên toàn thế giới, sản lượng ước khoảng 125 triệu tấn trong năm 2013.

Nhu cầu trên thế giới trong năm 2013 giảm 3,6%, trong cuộc khủng hoảng kinh tế các nước đã công nghiệp hóa trải qua khó khăn nhất. Nhu cầu ở châu Á tăng 3% chủ yếu từ Trung Quốc. Mặc dù nhu cầu tăng, thị trường Trung Quốc hiện đang trong tình trạng cung vượt cầu với năng lực sản xuất từ năm 2009 thì mức tăng trưởng đã vượt trước nhu cầu. Sẽ có sự cân đối lại vào năm 2013, tuy nhiên khả năng sản xuất mới sẽ tiếp tục đạt mức độ đáng kể trong năm 2014 và 2015; Ken Waghorne ước tính rằng trong 2 năm khả năng sản xuất mới sẽ cung cấp vượt quá nhu cầu 7 triệu tấn giấy sóng.

Trong năm 2013, tại Bắc Mỹ 45% giấy Kraft mặt cung cấp được nhập khẩu từ Châu Á, theo sau là Châu Đại Dương 20%, Nga 16% và phần còn lại của Châu Âu 13%. Đối với Trung Quốc tự cung cấp, Nga đã có một thị phần lớn hơn ở mức độ không đáng kể. Đối với châu Á nói chung, Ken Waghorne dự đoán việc nhập khẩu sẽ giảm nhẹ. Về giấy cạc tông sóng tái chế, Châu Á sẽ trở thành một nhà chuyên xuất khẩu vào năm 2012. Châu Á nhập khẩu nguyên liệu mảnh cạc tông sóng tuy nhiên không nhiều như các nhà sản xuất có xu hướng nhập khẩu giấy và giấy bìa chưa qua gia công tái chế.

Đông Âu:

Tại Đông Âu, các sản phẩm tái chế chiếm 62% trên thị trường. Theo ghi nhận, lần đầu tiên thị trường co lại kể từ năm 1999 và 2012, nhu cầu giảm xuống 7,5%. Sản lượng sản xuất vào cuối năm 2013 tăng lên đáng kể, kể cả việc đầu tư nhà máy mới của tập đoàn Mondi ở Ba Lan. Việc nhập khẩu ròng giấy cạc tông sóng tái chế đạt mức cao nhất vào năm 2010 là 810.000 tấn và hiện nay đang sụt giảm; theo RISI công ty cung cấp thông tin hàng đầu cho ngành công nghiệp lâm sản toàn cầu, lượng nhập khẩu chỉ còn 410.000 tấn vào năm 2015.

Khu vực Đông Âu còn là nhà xuất khẩu bột giấy thành phẩm được sản xuất từ nguyên liệu là các sản phẩm cạc tông sóng, với số lượng khoảng ½ triệu tấn năm. Việc xuất khẩu có thể tăng nhẹ nếu việc tăng trưởng kinh tế tại Châu Âu có sự cải thiện.

Tây Âu:

Nhập khẩu các sản phẩm cạc tông sóng tái chế có nghĩa là đối phó với tình trạng thừa công suất.

Khoảng ba phần tư thị trường Tây Âu bị chi phối bởi lượng cạc tông tái chế. Nhu cầu, sau hai năm suy giảm, năm 2011 giảm 4% và năm 2009 là 10%, dự kiến nhu cầu sẽ quay trở lại mức độ tốt hơn trong năm 2013 với mức tăng 4%. Ngay cả khi kết hợp với năm 2014, bất cứ sự mở rộng sản lượng nào sẽ vẫn không bù đắp được số lượng bị giảm mất trong suốt cuộc khủng hoảng kinh tế. Các nhà sản xuất phải giảm công suất rất nhiều trong năm 2012 nhưng những nhà máy sản xuất mới vẫn cung cấp hàng vào thị trường trong năm 2014 và 2015.

Cũng như hầu hết các loại giấy công nghiệp khác, mặc dù là giấy dùng cho bao bì hay không, quy mô của tình trạng thừa công suất này đã khiến các nhà sản xuất Tây Âu phải cố gắng và thúc đẩy việc xuất khẩu của họ. Trong việc này họ được hưởng lợi từ các nền kinh tế đang bùng nổ của khối Đông Âu trước đây, cũng như của Châu Phi và Trung Đông. Về nguyên liệu giấy cạc tông sóng tái chế, giữa năm 2003 và 2010 việc xuất khẩu hàng năm tới Đông Âu đã tăng từ 350.000 tấn lên 1,4 triệu tấn. Xuất khẩu sang Châu Phi và Trung Đông đã tăng từ 150.000 tấn lên 750.000 tấn vào năm 2008. Tuy nhiên lượng nguyên liệu xuất khẩu sang Châu Á và Châu Đại Dương suy giảm vào giữa năm 2002 và 2007, trước khi cho thấy sự tăng trưởng nhẹ trong năm 2012 và 2013. Năm ngoái, họ đã xuất được khoảng 180.000 tấn.

Triển vọng xuất khẩu trong năm 2013 và 2014 là ảm đạm. Sau đỉnh cao vào năm 2009 đạt 2,3 triệu tấn, xuất khẩu dự kiến sẽ giảm xuống chỉ còn 1,5 triệu tấn, chỉ chiếm 9% sản lượng sản xuất ở châu Âu. Tại châu Phi và Trung Đông, khả năng sản xuất mới sẽ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tăng lên tại trong nước và điều này sẽ hạn chế hơn nữa sự xuất khẩu. khả năng sản xuất mới tại châu Đại Dương, việc xuất khẩu cũng hướng sang thị trường châu Á.

Về cán cân thương mại giấy kraft mặt bị thiếu hụt và việc nhập khẩu giúp ổn định hơn. Giữa năm 2003 và 2011, chiếm 26% đến 30% nhu cầu ở Tây Âu. Trong năm 2013, do giá giấy xuống thấp và nhu cầu giảm xuống trên diện rộng làm thị trường giảm sức hấp dẫn đối với các nhà xuất khẩu ngoài châu Âu và lượng nhập khẩu giảm xuống dưới mốc 1 triệu tấn. Theo RISI tình trạng này sẽ tiếp tục suy giảm vào năm 2014 như là hậu quả của nhu cầu nghèo nàn và giá cả đang đi xuống vì sản xuất dư thừa nhưng một lần nữa nhu cầu sẽ được tăng lên vào năm 2014. Trong năm 2013, hai khu vực với các nhà cung các hàng đầu là Bắc Mỹ và các quốc gia Đông Âu, nhập khẩu khoảng 500.000 tấn cho mỗi khu vực này.

Đối với các nhà sản xuất, mức độ thừa công suất và sự suy giảm xuất khẩu dẫn đến mức độ tận dụng (máy móc thiết bị) tồi tệ hơn. Đối với các sản phẩm tái chế, đã đạt mức 83% trong năm 2012, và 75% đối với giấy kraft mặt. Các tỷ lệ này hiện nay đã trở lại mức độ bền vững với các nhà sản xuất, với tỷ lệ tương ứng khoảng 92% và 87%. Tuy nhiên, mức này vẫn còn thấp hơn mức độ sản xuất lâu dài của họ và đang cản trở các nhà sản xuất giấy thu được lợi nhuận như trước đây.

Hoa Kỳ:

Tại Hoa Kỳ, nhu cầu năm 2012 tăng nhẹ cao hơn so với châu Âu, tuy nhiên vẫn thấp hơn năm 2010. Ken Waghorne hy vọng năm 2013 nhu cầu sẽ tăng đáng kể về số lượng cũng như chất lượng, với sự mở rộng nhu cầu lên 6% phản ảnh sự hồi phục nhanh chóng trong lĩnh vực sản xuất và xây dựng. Các nhà sản xuất Hoa Kỳ cũng được hưởng lợi mạnh mẽ từ nhu cầu ở Nam Mỹ.

Trong năm 2012, các nhà sản xuất Hoa Kỳ đã xuất khẩu 1,8 triệu tấn giấy kraft mặt sang Canada và Nam Mỹ. Việc xuất khẩu sang châu Á và châu Âu vẫn ổn định kể từ năm 2009 với sản lượng khoảng 600.000 tấn năm, ngoại trừ việc sụt giảm nhanh chóng bất ngờ diễn ra vào đầu năm 2012. Xuất khẩu sang Châu Phi và Trung Đông đã tăng trưởng nhanh hơn và vào cuối năm 2013 đã đạt mức 1 triệu tấn. Tại Nam Mỹ, RISI dự đoán cho cả 2 năm 2014 và 2015 nhu cầu sẽ tăng gần đến 1,4 triệu tấn và xuất khẩu ròng sẽ đạt 2,4 triệu tấn vào năm 2015. Khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ không tăng đủ nhanh để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng.

Theo Hiệp hội bao bì VN – TL Lược dịch từ Pulp and Paper

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha reload